Các chương trình minh họa sử dụng Cấu trúc điều khiển trong Java

Chào các bạn, trong bài này tôi sẽ giới thiệu một vài chương trình nhỏ để các bạn có thể thực hành các kiến thức đã học về Java như: cấu trúc điều khiển if else, switch case, for, while, do while, continue, break.

Với mỗi chương trình yêu cầu sử dụng vòng lặp, tôi đề nghị các bạn code bằng cả 2 cách: sử dụng vòng lặp for và while/ do while. Sau đó các bạn tự so sánh 2 cách có gì khác nhau, chỉ rõ ưu khuyết điểm của nó.

1. Chương trình 1

Viết script giải phương trình bậc nhất với 2 (gợi ý sử dụng cấu trúc điều khiển if else).

Định nghĩa phương trình bậc 2: xem trên Wikipedia.

2. Chương trình 2

Viết script tính số ngày của một tháng.

Ví dụ: nhập số 3 thì kết quả sẽ là 31 (gợi ý sử dụng cấu trúc điều khiển switch case).

3. Chương trình 3

Viết script thực hiện tính tổng dãy số từ 1 đến n, với n là số bất kỳ.

Ví dụ: nhập số 5, kết quả hiển thị như sau:

Tổng từ 1 đến 5 là: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15

4. Chương trình 4

Viết script hiển thị các số chẵn/ lẻ từ 0 đến n, với n là số bất kỳ.

Ví dụ: nhập số 8, hiển thị kết quả như sau:

Danh sách số chẵn: 0 2 4 6 8

Danh sách số lẻ: 1 3 5 7

5. Chương trình 5

Viết script hiển thị bảng cửu chương cho một số bất kỳ.

Ví dụ: nhập số 5, kết quả hiển thị như sau:

Bảng cửu chương 5:

1 x 5 = 5
2 x 5 = 10
3 x 5 = 15
4 x 5 = 20
5 x 5 = 25
6 x 5 = 30
7 x 5 = 35
8 x 5 = 40
9 x 5 = 45
10 x 5 = 50

6. Chương trình 6

Viết script hiển thị trên màn hình dấu * như kết quả như bên dưới (gợi ý sử dụng vòng lặp lồng nhau: for/ while/ do while):

7. Chương trình 7

Viết script hiển thị dãy số Fibonacci của một số bất kỳ.

Quy luật của dãy số Fibonacci: số tiếp theo bằng tổng của 2 số trước, 2 số đầu tiên của dãy số là 0, 1.

Ví dụ: nhập số 8, kết quả hiển thị như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8

8. Chương trình 8

Viết script kiểm tra một số n có phải là số nguyên tố hay không.

Định nghĩa số nguyên tố: số nguyên tố là số lớn hơn 1 và chỉ chia hết cho 1 và chính nó.

Ví dụ: số 7 là số nguyên tố, số 8 không phải là số nguyên tố.

9. Chương trình 9

Viết script tính giai thừa của 1 số bất kỳ.

Định nghĩa giai thừa: giai thừa của 1 số là tích các số liên tiếp từ 1 đến số đó. Trường hợp đặc biệt, giai thừa của 0 và 1 là 1.

10. Chương trình 10

Viết script tìm Ước chung lớn nhất (ucln) và bội chung nhỏ nhất (bcnn) của 2 số bất kỳ. Ví dụ nhập số 4, 6, hiển thị ucln là 2, bcnn là 12.

Bội số chung nhỏ nhất của hai số nguyên a và b là số nguyên dương nhỏ nhất chia hết cho cả a và b. Tức là nó có thể chia cho a và b mà không để lại số dư. Nếu a hoặc b là 0, thì không tồn tại số nguyên dương chia hết cho a và b, khi đó quy ước rằng LCM(a, b) là 0.

Ước số chung lớn nhất: nếu số nguyên a chia hết cho số nguyên b thì số b được gọi là ước của số nguyên a, a được gọi là bội của b. Số nguyên dương b lớn nhất là ước của cả hai số nguyên a, b được gọi là ước số chung lớn nhất (ƯCLN) của a và b. Trong trường hợp cả hai số nguyên a và b đều bằng 0 thì chúng không có ƯCLN vì khi đó mọi số tự nhiên khác không đều là ước chung của a và b. Nếu chỉ một trong hai số a hoặc b bằng 0, số kia khác 0 thì ƯCLN của chúng bằng giá trị tuyệt đối của số khác 0.

Lời kết

Trên đây là những chương trình rất hay và cơ bản để thực hành các cấu trúc điều khiển của Java. Nếu các bạn có thắc mắc gì về các chương trình trên, hoặc chưa biết cách giải thì hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ giải đáp giúp các bạn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hẹn gặp các bạn ở các bài viết tiếp theo.

Related posts: