Trong các bài viết trước, tôi đã giới thiệu với các bạn HashMap và HashSet. Trong bài này, tôi sẽ so sánh sự giống nhau, khác nhau của 2 collection này.
1. Giống nhau của HashMap và HashSet
- Cả hai cấu trúc dữ liệu không duy trì bất kỳ thứ tự cho các phần tử truyền vào.
- Cả hai đều sử dụng phương thức hashCode () và equals () để duy trì tính duy nhất của dữ liệu.
- Cả hai cung cấp cho hiệu suất thời gian là hằng số cho các thao tác chèn (add/ put) và loại bỏ (remove).
- Cả hai đều không đồng bộ (non-synchronized).
2. Khác nhau của HashMap và HashSet
HashSet | HashMap |
HashSet cài đặt (implement) Set interface. | HashMap cài đặt (implement) Map interface. |
HashSet lưu trữ dữ liệu dưới dạng các đối tượng (object). | HashMap lưu trữ dữ liệu dưới dạng cặp khóa-giá trị (key-value). |
Bên trong HashSet sử dụng HashMap. | Bên trong HashMap sử dụng một mảng đối tượng Entry<K, V>. |
HashSet không cho phép các phần tử trùng lặp. | HashMap không cho phép các khóa (key) trùng lặp, nhưng cho phép các giá trị (value) trùng lặp. |
HashSet chỉ cho phép một phần tử null. | HashMap cho phép một khóa (key) null và nhiều giá trị (value) null. |
Thao tác chèn (insert/add) chỉ yêu cầu một đối tượng. | Thao tác chèn (put) yêu cầu hai đối tượng, khóa và giá trị (key-value). |
HashSet hơi chậm hơn HashMap. | HashMap nhanh hơn một chút so với HashSet. |
Sử dụng HashSet khi bạn cần duy nhất dữ liệu (object). | Sử dụng HashSet khi bạn cần duy nhất khóa (key). |
Related posts:
Predicate trong Java 8
Hashtable trong java
Rest Web service: Filter và Interceptor với Jersey 2.x (P2)
Sử dụng CountDownLatch trong Java
Tạo số và chuỗi ngẫu nhiên trong Java
Hướng dẫn Java Design Pattern – Memento
Hướng dẫn Java Design Pattern – Chain of Responsibility
Cơ chế Upcasting và Downcasting trong java
Leave a Reply